Bệnh lý cột sống, cơ xương khớp, cổ vai gáy và rối loạn chuyển hóa

Trong những năm gần đây, các bệnh lý về cột sống, cổ vai gáy, cơ xương khớp và rối loạn chuyển hóa đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, trở thành mối lo ngại lớn cho ngành y tế và cộng đồng.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ lối sống, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng không hợp lý, cộng thêm áp lực công việc ngày càng cao.

Hãy cùng tìm hiểu chứng bệnh và phương pháp điều trị cổ vai gáy, cơ xương khớp và rối loạn chuyển hóa.

Các vùng cột sống

 

1. Bệnh lý cột sống, đau mỏi cổ vai gáy, đau lưng

Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau cổ vai gáy mãn tính... là những vấn đề thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là nhóm tuổi từ 30 trở lên. Tuy nhiên, tỷ lệ người trẻ gặp các vấn đề này cũng đang ngày càng tăng do thói quen ngồi lâu và tư thế sai khi làm việc máy tính, điện thoại, thiếu vận động làm cho cột sống từ phần cổ tới vùng thắt lưng bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng các đốt sống bị cong vẹo, lồi, lệch, lõm… gây chèn ép thần kinh, co cứng cơ, máu huyết không được lưu thông gây đau nhức, tê bì, đau đầu, mất ngủ…

 

2. Các bệnh cơ xương khớp

Thoái hóa khớp gối, khớp vai, viêm khớp dạng thấp, loãng xương và các bệnh lý cơ - dây chằng cũng chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt, thoái hóa khớp gối và khớp háng là nguyên nhân phổ biến gây đau đớn, hạn chế vận động và làm giảm chất lượng cuộc sống, nhất là ở người cao tuổi.

 

3. Rối loạn chuyển hóa

Các bệnh như gout, rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đái tháo đường tuýp 2, béo phì… có mối liên quan mật thiết đến cơ xương khớp. Chúng không chỉ gây tổn thương các cơ quan nội tạng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ vận động, điển hình là các cơn đau khớp, viêm khớp do tăng axit uric trong bệnh gout.

Thừa cân béo phì không những gây ra nhiều bệnh khác mà còn làm ảnh hưởng tới gánh nặng của xương khớp đặc biệt là khớp gối, khớp háng.

 

Trị liệu cổ vai gáy, cơ xương khớp, cột sống

 

4. Phòng ngừa và điều trị

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về lối sống đúng, thói quen ăn uống lành mạnh, tư thế đúng, vận động thể dục hợp lý, các bài tập phù hợp cho từng loại bệnh.

- Kiểm soát cân nặng và các yếu tố nguy cơ chuyển hóa.

- Khám tầm soát định kỳ, phát hiện sớm bệnh lý để có hướng điều trị phù hợp.

- Kết hợp điều trị y học hiện đại với y học cổ truyền (vật lý trị liệu, tác động cột sống, xoa bóp, bấm huyệt, đả thông kinh lạc, châm cứu…).

 

Chương trình “Chăm sóc, phòng bệnh và phục hồi cột sống ban đầu, thun tự nhiên"